Xử lý chất thải dân sinh trong bối cảnh gia tăng dân số nhanh. Và tốc độ phát triển nền kinh tế – xã hội ngày càng cao. Thì lượng chất thải công nghiệp và chất thải dân sinh ở các khu công nghiệp cũng như đô thị của Việt Nam ngày càng tăng nhanh. Do vậy, việc xử lý chất thải dân sinh nhằm hạn chế ô nhiễm. Đảm bảo môi trường sống xanh – sạch – đẹp đã và đang là vấn đề hết sức cấp bách hiện nay.
Mục đích của việc xử lý chất thải dân sinh tại các đô thị là nhằm:
⇒ Chuyển chất thải sang một dạng khác ít độc hại hơn, dễ kiểm soát hơn,
⇒ Chuyển chất thải dân sinh thành chất khác có thể sử dụng,
⇒ Làm giảm thể tích hoặc khối lượng nhằm lưu giữ được nhiều hơn,
⇒ Lưu giữ tạm thời để chờ đợi công nghệ phù hợp.
Tùy theo công nghệ áp dụng, chi phí xử lý chất thải dân sinh sẽ khác nhau. Có công nghệ xử lý chất thải với chi phí thấp. Nhưng trong quá trình xử lý chất thải dân sinh lại phát sinh ra ô nhiễm thứ cấp. Có công nghệ xử lý chất thải dân sinh hiện đại, chi phí vận hành cao nhưng xử lý an toàn, không gây mùi, không phát sinh ô nhiễm thứ cấp. Tuy nhiên, việc quản lý chất thải rắn làm sao cho hiệu quả. Hạn chế phát sinh chất thải dân sinh, tái sử dụng và tái chế chất thải.
Trong công tác quản lý chất thải rắn, thứ tự ưu tiên được sắp xếp như sau:
⇒ Giảm thiểu phát thải,
⇒ Tái sử dụng,
⇒ Tái chế,
⇒ Xử lý,
⇒ Tiêu hủy.
Hiện nay, ở các nước đang phát triển trong đó có nước ta. Các phương pháp xử lý chất thải rắn dân sinh thường được áp dụng như sau:
Đối với chất thải rắn trong sinh hoạt. Có các thành phần hữu cơ chiếm tỷ lệ lớn được tận dụng để sản xuất phân hữu cơ. Tuy nhiên, do quá trình phân loại rác thải thực hiện chưa đồng bộ. Nên chỉ có một phần rác thải trong sinh hoạt được ủ sinh học. Phần còn lại vẫn chôn lấp ở các bãi rác tập trung.
Các thành phần chất thải dân sinh khó phân hủy nhưng dễ cháy như giấy vụn, giẻ rách, nhựa và cao su. Không còn khả năng tái chế thì có thể áp dụng phương pháp đốt để giảm thể tích. Rác thải xây dựng và các thành phần không cháy được như vỏ ốc, gạch đá, sành sứ. Đưa đi san nền hoặc chôn lấp trực tiếp ở bãi chôn lấp.
1. PHƯƠNG PHÁP THIÊU ĐỐT XỬ LÝ CHẤT THẢI DÂN SINH
Thiêu đốt là phương pháp phổ biến nhất hiện nay. Trên thế giới để xử lý chất thải rắn nói chung. Đặc biệt là đối với những chất thải rắn độc hại công nghiệp, chất thải nguy hại y tế nói riêng. Xử lý khói thải được sinh ra từ quá trình thiêu đốt là một vấn đề cần đặc biệt quan tâm. Nó còn phụ thuộc vào thành phần khí thải, các phương pháp xử lý chất thải dân sinh phù hợp. Có thể được áp dụng như phương pháp hoá học (kết tủa, trung hoà, ôxy hoá…). Phương pháp hoá lý (hấp thụ, hấp phụ, điện ly). Phương pháp cơ học (lọc, lắng)
Xử lý chất thải dân sinh hoạt ở nông thôn băng phương pháp đốt
Thiêu đốt chất thải rắn là giai đoạn xử lý cuối cùng được áp dụng. Cho một số loại chất thải nhất định không thể xử lý bằng các biện pháp khác. Đây là giai đoạn ôxy hoá nhiệt độ cao. Với sự có mặt của ôxy trong không khí, trong đó có rác độc hại được chuyển hoá thành khí và các thành phần không cháy được. Khí thải sinh ra trong quá trình thiêu đốt được làm sạch thoát ra ngoài môi trường không khí. Tro xỉ được chôn lấp.
Phương pháp thiêu đốt được sử dụng rộng rãi ở một số nước như. Nhật Bản, Đức, Thuỵ Sĩ, Hà Lan, Đan Mạch. Là những nước có số lượng đất cho các khu thải rác bị hạn chế.
Xử lý chất thải bằng phương pháp thiêu đốt có ý nghĩa quan trọng. Là làm giảm bớt tới mức nhỏ nhất các chất thải dân sinh cho khâu xử lý cuối cùng là chôn lấp tro, xỉ. Mặt khác, năng lượng phát sinh trong quá trình thiêu đốt chất thải. Có thể tận dụng cho các lò hơi, lò sưởi hoặc các ngành công nghiệp cần nhiệt và phát điện. Mỗi lò đốt cần phải được trang bị một hệ thống xử lý khí thải. Nhằm khống chế ô nhiễm không khí do quá trình đốt có thể gây ra.
Xử lý chất thải dân sinh hoạt ở nông thôn băng phương pháp đốt
Mặc dù phương pháp xử lý bằng thiêu đốt đòi hỏi chi phí xử lý chất thải cao. Nhưng vẫn thường áp dụng để xử lý rác thải độc hại như. Rác thải y tế và công nghiệp vì các phương pháp này xử lý tương đối triệt để chất gây ô nhiễm.
Quá trình thiêu đốt rác thải thường được thực hiện trong các lò đốt rác chuyên dụng ở nhiệt độ cao, thường từ 850 đến 1.100oC. Bản chất của quá trình là tiến hành phản ứng cháy, tức phản ứng ôxy hoá rác thải bằng nhiệt và ôxy của không khí. Nhiệt độ phản ứng được duy trì bằng cách bổ sung năng lượng như năng lượng điện hay nhiệt toả ra khi đốt cháy nhiên liệu như gas, dầu diezen…
xử lý chất thải dân sinh băng phương pháp đốt
Hiện tại, ở Việt Nam xử lý chất thải rắn nguy hại y tế chủ yếu bằng lò đốt. Công suất nhỏ được trang bị cho từng bệnh viện. Tuy nhiên, các bệnh viện lớn tuyến trung ương trực thuộc Bộ Y tế. Có công tác thu gom và phân loại, vận chuyển. Xử lý chất thải y tế được thực hiện tốt. Các bệnh viện tuyến tỉnh, huyện, việc xử lý chất thải y tế phụ thuộc nhiều vào điều kiện kinh tế từng tỉnh. Số bệnh viện tuyến huyện được trang bị lò đốt đạt tiêu chuẩn rất ít. Vì vậy, chất thải y tế thường được đốt bằng lò đốt thủ công. Hoặc chôn lấp trong khu đất của bệnh viện.
Đối với rác thải nguy hại công nghiệp được xử lý bằng phương pháp đốt. Thì gần như tuân theo nguyên lý đốt của chất thải y tế nhưng công suất lò lớn hơn. Hiện tại, các khu công nghiệp có đầu tư khu xử lý chất thải rắn nguy hại tập trung không nhiều.
Các chất thải rắn nguy hại thường được doanh nghiệp hợp đồng với công ty, đơn vị có chức năng, được cấp giấy phép vận chuyển và xử lý chất thải rắn nguy hại xử lý. Tại Việt Nam, các công ty môi trường đô thị (viết tắt là URENCO) vẫn là những đơn vị hàng đầu trong xử lý chất thải nguy hại. Công ty nghiên cứu, thiết kế, chế tạo các lò đốt chất thải rắn công suất lớn đặt tại một số địa điểm, phục vụ nhu cầu xử lý chất thải khu vực xung quanh.
2. PHƯƠNG PHÁP CHÔN LẤP HỢP VỆ SINH
Trong các phương pháp xử lý và tiêu huỷ chất thải rắn trên thế giới nói chung và tại Việt Nam nói riêng, chôn lấp là phương pháp phổ biến và đơn giản nhất. Phương pháp này đã được áp dụng rộng rãi ở hầu hết các nước trên thế giới. Về thực chất, chôn lấp là phương pháp lưu giữ chất thải trong một khu vực và có phủ đất lên trên.
Rác thải điện tử là một trong những loại rác được tái chế khá nhiều ở Việt Nam
Phương pháp chôn lấp thường áp dụng cho đối tượng chất thải rắn là rác thải đô thị không được sử dụng để tái chế, tro xỉ của các lò đốt, chất thải công nghiệp. Phương pháp chôn lấp cũng thường áp dụng để chôn lấp chất thải nguy hại, chất thải phóng xạ ở các bãi chôn lấp có thiết kế đặc biệt cho rác thải nguy hại.
Chôn lấp hợp vệ sinh là một phương pháp kiểm soát sự phân huỷ của các chất rắn khi chúng được chôn nén và phủ lấp bề mặt. Chất thải rắn trong bãi chôn lấp sẽ bị tan rữa nhờ quá trình phân huỷ sinh học bên trong để tạo ra sản phẩm cuối cùng là các chất giàu dinh dưỡng như axit hữu cơ, nitơ, các hợp chất amon và một số khí như CO2, CH4.
3. PHƯƠNG PHÁP Ủ SINH HỌC
Quá trình ủ sinh học áp dụng đối với chất hữu cơ không độc hại, lúc đầu là khử nước, sau là xử lý cho tới khi nó thành xốp và ẩm. Độ ẩm và nhiệt độ được kiểm soát để giữ cho vật liệu luôn ở trạng thái hiếu khí trong suốt thời gian ủ. Quá trình tự tạo ra nhiệt riêng nhờ quá trình ôxy hoá sinh hoá các chất hữu cơ. Sản phẩm cuối cùng của quá trình phân huỷ là CO2, nước và các hợp chất hữu cơ bền vững như lignin, xenlulo, sợi…
Rác thải điện tử là một trong những loại rác được tái chế khá nhiều ở Việt Nam
Đối với qui mô nhỏ (ví dụ như trang trại chăn nuôi), rác hữu cơ có thể áp dụng công nghệ ủ sinh học theo đống. Đối với qui mô lớn có thể áp dụng công nghệ ủ sinh học theo qui mô công nghiệp. Nhiệt độ, độ ẩm và độ thông khí được kiểm soát chặt chẽ để quá trình ủ là tối ưu.
Tại Việt Nam, Nhà máy chế biến phế liệu công nghiệp Cầu Diễn thuộc Công ty trách nhiệm hữu hạn Nhà nước Một thành viên Môi trường Đô thị Hà Nội (URENCO) là một trong những nhà máy đi đầu Việt Nam trong lĩnh vực ủ sinh học rác thải hữu cơ để chế biến phân compost.
Ngoài ra, tại phía Bắc còn có nhà máy chế biến phế thải Việt Trì, nay đổi tên và phát triển thành Công ty trách nhiệm hữu hạn Nhà nước Một thành viên xử lý và chế biến chất thải Phú Thọ cũng có kinh nghiệm lâu năm trong lĩnh vực ủ sinh học.
4. PHƯƠNG PHÁP TÁI CHẾ CHẤT THẢI RẮN
Hoạt động tái chế đã có từ lâu ở Việt Nam. Các loại chất thải có thể tái chế như kim loại, đồ nhựa và giấy được các hộ gia đình bán cho những người thu mua đồng nát, sau đó chuyển về các làng nghề. Công nghệ tái chế chất thải tại các làng nghề hầu hết là cũ và lạc hậu, cơ sở hạ tầng yếu kém, quy mô sản xuất nhỏ dẫn đến tình trạng ô nhiễm môi trường nghiêm trọng ở một số nơi.
Rác thải điện tử là một trong những loại rác được tái chế khá nhiều ở Việt Nam. Các máy tính, tivi, đầu máy hỏng thường được bán cho đội ngũ thu gom phế thải (đồng nát, ve chai). Các sản phẩm thải ra này thường được tách ra để thu gom linh kiện, hoặc lấy kim loại và vỏ máy đem bán lại cho các cơ sở tái chế.
Với sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật, tái chế chất thải không chỉ dừng lại ở việc làm phân compost hay đốt phát năng lượng, mà còn được xử lý thành nguyên liệu có ích trong sản xuất công nghiệp.
Những năm qua, quá trình đô thị hóa, công nghiệp hóa diễn ra mạnh mẽ ở Việt Nam, bên cạnh sự tăng trưởng kinh tế là sự gia tăng nhanh chóng chất thải sinh hoạt và chất thải trong quá trình sản xuất, dịch vụ, thương mại, đã gây ô nhiễm nghiêm trọng đến môi trường, ảnh hưởng xấu đến cảnh quan đô thị, chất lượng sống của cộng đồng và ảnh hưởng đến sự phát triển bền vững của đất nước.
Vấn đề quản lý chất thải rắn nông nghiệp trên địa bàn
Việc nghiên cứu tái chế chất thải rắn làm nguyên liệu cho các loại vật liệu xây dựng đã được nhiều cơ quan quản lý nhà nước, các tổ chức khoa học, doanh nghiệp… quan tâm. Ngành vật liệu xây dựng đã nghiên cứu sử dụng các chất thải trong công nghiệp như tro, xỉ, thạch cao từ các nhà máy nhiệt điện, phân bón, hóa chất, luyện gang, luyện thép để sản xuất vật liệu xây dựng và làm phụ gia trong xi măng. Điều này đã góp phần đáng kể trong việc xử lý chất thải rắn, giải quyết vấn đề ô nhiễm, đổ thải, xử lý môi trường cho các nhà máy công nghiệp.
Nhiều ý kiến của các chuyên gia cho rằng, chất thải rắn sinh hoạt nếu không được thu gom hợp lý sẽ gây ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe cộng đồng, làm mất cảnh quan, làm ô nhiễm và suy thoái môi trường. Nhiều loại chất thải nguy hại từ sinh hoạt có thể tồn tại lâu trong môi trường, tồn dư trong nông sản, thực phẩm, nguồn nước và có khả năng gây ra các bệnh nguy hiểm đối với con người.
Chất thải sinh hoạt khi không được thu gom và xử lý đúng cách. Cũng sẽ trở thành nguồn gây ô nhiễm nguồn nước. Nước mưa, nước từ rác thải theo dòng chảy đi vào các nguồn nước mặt làm ô nhiễm nước mặt, hoặc ngấm xuống đất làm ô nhiễm nước ngầm. Thông thường sẽ mang vi sinh vật gây bệnh, kim loại nặng, chất hữu cơ… từ rác thải vào nguồn nước.
Nguy cơ ô nhiễm môi trường cũng như phá hủy hệ sinh thái đang
Chính vì vậy mà ở nước ta hiện nay. Quản lý và xử lý rác thải sinh hoạt là một vấn đề rất quan trọng và cấp thiết. Trước những thách thức ngày một lớn từ lượng rác thải ngày càng nhiều. Việc ứng dụng khoa học – công nghệ để xử lý chất thải dân sinh. Được xem là biện pháp tối ưu nhất hiện nay.
Hiện nay, cả nước có khoảng 82 dây chuyền xi măng. Tổng công suất thiết kế là 97 triệu tấn/năm, đến năm 2020 đạt 130 triệu tấn/năm. Đến năm 2030 sẽ là 139 triệu tấn/năm. Như vậy, nhu cầu nguyên liệu để sản xuất xi măng là rất lớn. Nếu có thể tái chế chất thải công nghiệp làm nhiên liệu thay thế cho sản xuất xi măng. Sẽ góp phần mang lại hiệu quả lợi ích to lớn trong việc bảo vệ môi trường. Cũng như tiết kiệm được tài nguyên thiên nhiên