Lập kế hoạch bảo vệ môi trường là gì? Mẫu kế hoạch mới nhất 2019

1
1436
Lập kế hoạch bảo vệ môi trường là gì

Lập kế hoạch bảo vệ môi trường là gì? Mẫu kế hoạch bảo vệ môi trường mới nhất 2019. Hướng dẫn cách lập kế hoạch bảo vệ môi trường 2019. CÔNG TY MÔI TRƯỜNG THÁI AN chuyên cung cấp dịch vụ lập báo cáo giám sát môi trường định kỳ uy tín và chất lượng cao nhất. Hotline: 0945 667 887

Kế hoạch bảo vệ môi trường là gì?

Kế hoạch bảo vệ môi trường là một hồ sơ môi trường mà doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh dịch vụ cần phải thực hiện trước khi triển khai dự án đầu tư, sản xuất kinh doanh. Bản kế hoạch bảo vệ môi trường thể hiện những nội dung, biện pháp quản lý, xử lý môi trường mà doanh nghiệp đề xuất và cam kết thực hiện trong quá trình hoạt động, sản xuất kinh doanh.

Căn cứ pháp luật Lập kế hoạch bảo vệ môi trường là gì

Luật Bảo vệ môi trường số 55/2014/QH13 ban hành ngày 23/06/2014. Có hiệu lực thi hành vào ngày 01 tháng 01 năm 2015.

Nghị định số 18/2015/NĐ-CP, ngày 14 tháng 02 năm 2015 của Chính phủ “Quy định về quy hoạch bảo vệ môi trường, đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường.

Nghị định 19/2015/NĐ-CP, ngày 14 tháng 02 năm 2015 của chính phủ. “V/v Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường”.

Thông tư số 27/2015/TT-BTNMT ngày 29/05/2015 có hiệu lực thi hành vào ngày 15/07/2015 của Bộ Tài nguyên và Môi trường Quy định cụ thể về đánh giá môi trường chiến lược. Đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường.

Lập kế hoạch bảo vệ môi trường theo nghị định 18/2015/NĐ-CP

Lập kế hoạch bảo vệ môi trường theo nghị định 18/2015/NĐ-CP

Đối tượng phải đăng ký Lập kế hoạch bảo vệ môi trường là gì?

1. Dự án đầu tư mới, đầu tư mở rộng quy mô, nâng công suất các cơ sở sản xuất, kinh doanh. Dịch vụ không thuộc đối tượng quy định tại Phụ lục II, Nghị định số 18/2015/NĐ-CP

2. Phương án đầu tư sản xuất, kinh doanh, dịch vụ. Phương án đầu tư mở rộng quy mô, nâng công suất các cơ sở sản xuất, kinh doanh. Dịch vụ thuộc các đối tượng không phải đăng ký kế hoạch bảo vệ môi trường được quy định tại Phụ lục IV Nghị định số 18/2015/NĐ-CP. Đồng thời không thuộc phụ lục II Nghị định số 18/2015/NĐ-CP.

Nội dung Lập kế hoạch bảo vệ môi trường là gì?

⇒ Địa điểm thực hiện

⇒ Loại hình, công nghệ và quy mô sản xuất, kinh doanh dịch vụ

⇒ Nguyên liệu, nhiên liệu sử dụng

⇒ Dự báo các loại chất thải phát sinh, tác động khác đến môi trường

⇒ Biện pháp xử lý chất thải và giảm thiểu tác động đến môi trường

⇒ Tổ chức thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường.

⇒ Thời điểm đăng ký, xác nhận kế hoạch bảo vệ môi trường

Các chủ dự án, phương án sản xuất kinh doanh, dịch vụ thuộc đối tượng phải lập kế hoạch bảo vệ môi trường đều phải lập kế hoạch bảo vệ môi trường gửi cơ quan có thẩm quyền xem xét, xác nhận trước khi triển khai dự án, phương án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ.

Trách nhiệm tổ chức thực hiện việc xác nhận kế hoạch bảo vệ môi trường

Sở Tài nguyên và Môi trường xác nhận đăng ký kế hoạch bảo vệ môi trường đối với các dự án thuộc đối tượng quy định tại Phụ lục 5.1 Thông tư số 27/2015/TT-BTNMT.

⇒ Dự án nằm trên địa bàn 2 huyện trở lên

⇒ Dự án trên vùng biển có chất thải đưa vào địa bàn tỉnh xử lý;

⇒ Dự án có quy mô lớn và có nguy cơ tác động xấu tới môi trường trên địa bàn tỉnh theo quy định của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường.

Ủy ban nhân dân cấp huyện xác nhận kế hoạch bảo vệ môi trường của dự án. Phương án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ trên địa bàn. Trừ những dự án thuộc trách nhiệm của Sở Tài nguyên và Môi trường;

Ủy ban nhân dân cấp xã được Ủy ban nhân dân cấp huyện xem xét, ủy quyền xác nhận đăng ký kế hoạch bảo vệ môi trường thuộc thẩm quyền của mình đối với dự án, phương án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ quy mô hộ gia đình nằm trên địa bàn một (01) xã.

Ban quản lý các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế thực hiện xác nhận kế hoạch bảo vệ môi trường đối với các dự án đầu tư, phương án đầu tư sản xuất kinh doanh, dịch vụ trong khu công nghiệp, khu chế xuất. Khu kinh tế trong trường được cơ quan có thẩm quyền ủy quyền.

Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận được kế hoạch bảo vệ môi trường. Cơ quan có thẩm quyền phải xác nhận đăng ký kế hoạch bảo vệ môi trường. Trường hợp không xác nhận đăng ký Lập kế hoạch bảo vệ môi trường. Cơ quan có thẩm quyền phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

Hồ sô môi trường

Hồ sơ Lập kế hoạch bảo vệ môi trường là gì?

Hồ sơ đăng ký kế hoạch bảo vệ môi trường

Hồ sơ đăng ký kế hoạch bảo vệ môi trường thuộc thẩm quyển xác nhận đăng ký của Sở Tài nguyên và Môi trường gồm:

⇒ Ba (03) bản kế hoạch bảo vệ môi trường với trang bìa. Và yêu cầu về nội dung thực hiện theo mẫu tương ứng quy định tại các Phụ lục 5.4 và 5.5 Thông tư 27/2015/TT-BTNMT

⇒ Một (01) báo cáo đầu tư hoặc phương án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ

⇒ Hồ sơ đăng ký kế hoạch bảo vệ môi trường thuộc thẩm quyền xác nhận đăng ký của Ủy ban nhân dân cấp huyện gồm:

⇒ Ba (03) bản kế hoạch bảo vệ môi trường với yêu càu về cấu trúc và nội dung theo mẫu quy định tại Phụ lục 5.6 Thông tư số 27/2015/TT-BTNMT

⇒ Một (01) báo cáo đầu tư hoặc phương án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ của chủ dự án

Trường hợp đăng ký kế hoạch bảo vệ môi trường tại cơ quan được ủy quyền. Hồ sơ được thực hiện theo quy định tương ứng với hồ sơ đăng ký tại cơ quan có thẩm quyền

Xác nhận đăng ký kế hoạch bảo vệ môi trường

Trong thời hạn mười (10) ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ đăng ký kế hoạch bảo vệ môi trường, cơ quan tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm xem xét, xác nhận đăng ký kế hoạch bảo vệ môi trường theo mẫu quy định tại Phụ lục 5.7 Thông tư số 27/2015/TT-BTNMT. Trường hợp chưa xác nhận phải có thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do theo mẫu quy định tại Phụ lục 5.8 Thông tư số 27/2015/TT-BTNMT.

Trách nhiệm của chủ dự án, chủ cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ. Sau khi kế hoạch bảo vệ môi trường được xác nhận

Tổ chức thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường theo kế hoạch bảo vệ môi trường đã được xác nhận.

Trường hợp xảy ra sự cố môi trường phải dừng hoạt động. Thực hiện biện pháp khắc phục và báo cho Ủy ban nhân dân cấp xã. Hoặc Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi thực hiện dự án hoặc cơ quan chuyên môn về bảo vệ môi trường. Thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cơ quan có liên quan.

Hợp tác và cung cấp mọi thông tin có liên quan cho cơ quan quản lý nhà nước. Về bảo vệ môi trường kiểm tra, thanh tra.

Đối tượng phải lập kế hoạch bảo vệ môi trường

Lập kế hoạch bảo vệ môi trường là gì

Lập và đăng ký lại kế hoạch bảo vệ môi trường cho dự án đầu tư. Phương án sản xuất kinh doanh, dịch vụ trong các trường hợp sau:

⇒ Thay đổi địa điểm

⇒ Không triển khai thực hiện trong thời hạn 24 tháng kể từ ngày kế hoạch bảo vệ môi trường đã được xác nhận.

Trường hợp dự án, phương án sản xuất, kinh doanh dịch vụ có thay đổi tính chất hoặc quy mô đến mức thuộc đối tượng phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường thì chủ đầu tư dự án, chủ cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường và gửi cho cơ quan có thẩm quyền thẩm định, phê duyệt.
Trách nhiệm của cơ quan xác nhận kế hoạch bảo vệ môi trường

Kiểm tra việc tổ chức thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường theo kế hoạch bảo vệ môi trường đã được xác nhận.

Tiếp nhận và xử lý kiến nghị về bảo vệ môi trường của chủ dự án. Chủ cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và tổ chức cá nhân liên quan đến dự án. Phương án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ.

Phối hợp với chủ đầu tư dự án, chủ cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và cơ quan, tổ chức. Các nhân liên quan xử lý sự cố môi trường xảy ra trong quá trình thực hiện dự án, phương án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ.

Tư vấn đăng ký chủ nguồn thải của chất thải nguy hại gồm:

Lập kế hoạch bảo vệ môi trường là gì?

Tư vấn đăng ký chủ nguồn thải của chất thải nguy hại gồm:

⇒ Xác định chủng loại, khối lương nguyên liệu sản xuất.

⇒ Xác định nguồn và khối lượng chất thải nguy hại phát sinh trong quá trình sản xuất doanh nghiệp.

⇒ Xác định nguồn và khối lượng phát sinh của các loại chất thải khác.

⇒ Xác định mã đăng ký các loại chất thải.

⇒ Soạn công văn, lập thủ tục, hồ sơ Đăng ký chủ nguồn thải cho Doanh nghiệp.

⇒ Trình nộp Sở Tài Nguyên Và Môi Trường.

⇒ Tư vấn chuyển giao công nghê xử lý môi trường: Cung cấp các giải pháp xử lý môi trường phù hợp với ngành nghề kinh doanh, sản xuất nhằm đảm bảo hiểu quả xử lý, tiết kiệm chi phí đầu tư, các công nghệ, tái chế đối với chất thải nguy hại.

⇒ Tư vấn lập thủ tục môi trường: Lập báo cáo đánh giá tác động đến môi trường, lập bản cam kết – đề án bảo vệ. … ..

Quý doanh nghiệp chuẩn bị triển khai kế hoạch đầu tư, sản xuất kinh doanh, gặp khó khăn, vướng mắc trong việc thực hiện hồ sơ đăng ký kế hoạch bảo vệ môi trường, hãy liên hệ với CÔNG TY MÔI TRƯỜNG THÁI AN để được tư vấn miễn phí, thủ tục thực hiện nhanh chóng, chi phí hợp lý.

1 BÌNH LUẬN

  1. Cho em hỏi một chút, Nhà máy em sản xuất kết câu thép. đã làm đề án bảo vệ môi trường, nay do không hoàn thành đc do đặc thù sản xuất của nhà máy. Nay muốn chuyển từ đề án bảo vệ môi trường sang kế hoach bảo vệ môi trường có được không, hai cái này có gì giống và khác nhau.

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây