Quan trắc môi trường lao động là gì? – hồ sơ quan trắc môi trường

0
1189
Quan trắc môi trường lao động là gì?

Quan trắc môi trường lao động là gì? Căn cứ xây dựng kế hoạch quan trắc môi trường lao động? Văn bản quy định quan trắc môi trường lao động? Các chỉ tiêu quan trắc môi trường lao động là gì?

Công ty môi trường Thái An là đơn vị thực hiện quan trắc môi trường và quan trắc môi trường lao động cho nhiều các đơn vị trên toàn quốc, chúng tôi có cơ hội là đối tác lâu dài của doanh nghiệp khi giúp doanh nghiệp triển khai quan trắc thực tế hiện trường, đáp ứng các yêu cầu pháp lý và tính hiệu quả về thực hiện Quan trắc môi trường lao động định kỳ. Chúng tôi xin chia sẻ các thông tin về câu hỏi trên qua nội dung dưới đây.

Xem thêm: Báo cáo quan trắc môi trường là gì – Vì sao phải lập báo cáo quan trắc?

1. Khái niệm quan trắc môi trường lao động là gì?

Quan trắc môi trường lao động là việc tiến hành việc thu thập, đánh giá. Phân tích chỉ tiêu đo lường các yếu tố của môi trường lao động. Tại vị trí làm việc của người lao động, đối chiếu so với mức yêu cầu từ đó có biện pháp xử lý kịp thời với các chỉ tiêu vượt mức nhằm giảm thiểu tác hại đến sức khỏe người lao động, phòng bệnh nghề nghiệp.

Quan trắc môi trường lao động là hồ sơ bắt buộc đối với các đơn vị trong quá trình sản xuất, kinh doanh có sử dụng tới người lao động. Việc quan trắc định kỳ giúp doanh nghiệp nắm bắt được các yếu tố có nguy cơ gây ảnh hưởng tới sức khỏe người lao động, ảnh hướng tới hoạt động sản xuất của công ty và đó cũng là giúp cơ quan quản lý có số liệu thực tế về việc đảm bảo môi trường làm việc cho lao động mà công ty nêu ra trong hồ sơ vệ sinh lao động và các hồ sơ pháp lý khác.

2. Các chỉ tiêu trong quan trắc môi trường lao động

Quan trắc môi trường lao động – điều kiện tiên quyết bảo vệ sức khỏe người lao động

Quan trắc môi trường lao động – điều kiện tiên quyết bảo vệ sức khỏe người lao động

Đo đạc đánh giá các yếu tố Vật lý

+ Đo đạc, đánh giá vi khí hậu (Nhiệt độ, độ ẩm, tốc độ gió, bức xạ nhiệt).

+ Đo đạc, đánh giá chiếu sáng.

+ Đo đạc, đánh giá bức xạ tử ngoại.

+ Đo đạc, đánh giá ồn chung, ồn tương đương, ồn phân tích giải tần số, ồn cá nhân.

+ Đo đạc, đánh giá rung toàn thân, rung cục bộ.

+ Đo đạc, đánh giá điện từ trường tần số công nghiệp, tần số cao.

+ Đo đạc, đánh giá phóng xạ, tia X.

Xác định, đánh giá yếu tố Bụi

+ Lấy mẫu khu vực, mẫu cá nhân, mẫu cả ca (TWA), mẫu thời điểm (STEL).

+ Lấy mẫu, xác định nồng độ bụi toàn phần, bụi hô hấp bằng phương pháp cân trọng lượng.

+ Lấy mẫu, xác định nồng độ bụi bông

+ Lấy mẫu, xác định nồng độ amiăng, phân loại amiăng, xác định hàm lượng amiăng (%) trong vật liệu.

+ Lấy mẫu, xác định nồng độ bụi than.

+ Lấy mẫu, xác định bụi lơ lửng (TSP), PM10, PM 2.5

+ Phân tích silic trong bụi lắng, bụi hô hấp.

+ Phân loại giải kích thước bụi.

+ Đo đạc, đánh giá phòng sạch (phòng sạch y tế, phòng sạch công nghiệp).

+ Lấy mẫu, xác định bụi ống khói bằng phương pháp đẳng động học (Isokinetic).

Xác định, đánh giá yếu tố Hóa học

+ Lấy mẫu cả ca (TWA), mẫu thời điểm (STEL).

+ Lấy mẫu, xác định nồng độ các hơi khí CO, SO2, NOx, CO2, O2, O3, H2S, Cl, NH3. Bằng phương pháp trắc quang và phương pháp sensor điện hóa.

+ Lấy mẫu, xác định nồng độ hơi axit, bazơ (HCL, H2SO4, H3PO4, KOH, NaOH…) bằng phương pháp trắc quang.

+ Lấy mẫu, xác định nồng độ hơi kim loại (Pb, Cu, Mn, As, Ni…) bằng phương pháp quang phổ hấp thụ nguyên tử (AAS) hoặc phương pháp phổ khối nguyên tử (ICP-MS)

+ Lấy mẫu, xác định nồng độ các hợp chất hữu cơ (Benzen, Toluen, Xylen, Xăng…) bằng phương pháp sắc ký khí khối phổ (GC-MS).

+ Lấy mẫu, xác định hơi khí độc trong ống khói bằng phương pháp đẳng động học (Isokinetic).

+ Đánh giá tiếp xúc nghề nghiệp với dung môi, yếu tố gây dị ứng mẫn cảm, vi sinh.

Thực hiện tư vấn xây dựng kế hoạch quan trắc môi trường lao động. Lập hồ sơ vệ sinh lao động, đánh giá yếu tố nguy cơ, tư vấn trang bị phương tiện bảo hộ lao động.
Yếu tố Tâm sinh lý lao động và Ecgônômi

Đánh giá gánh nặng lao động thể lực

Đánh giá gánh nặng lao động thể lực:

+ Đánh giá biến đổi hệ tim mạch khi làm việc: đo tần số nhịp tim trong lao động liên tục bằng Holter điện tim .
+ Đo tiêu hao năng lượng.

+ Đo lực cơ, vv…

Đánh giá căng thẳng thần kinh tâm lý:

+ Đo thời gian phản xạ thính – thị vận động.

+ Đánh giá dung lượng nhớ.

+ Đánh giá khả năng tập trung chú ý.

+ Đánh giá tính đơn điệu của lao động, vv…

Đánh giá Ecgônômi:

+ Đánh giá tư thế lao động, gánh nặng cơ toàn thân, gánh nặng cơ tĩnh.

+ Đánh giá ecgônômi vị trí lao động.

+ Đánh giá chế độ lao động và nghỉ ngơi, vv…

3. Căn cứ pháp lý quan trắc môi trường lao động là gì?

+ Luật An toàn Vệ sinh lao động

+ Nghị định số 44/2016/NĐ-CP

+ Nghị định số 39/2016/NĐ-CP

+ Thông tư 19/2016/TT-BYT

+ Thông tư 25/2013/BLĐTBXH

4. Quy định báo cáo quan trắc môi trường lao động

Điều 45 nghị định 44/2016/NĐ-CP quy định Trước ngày 31 tháng 12 hằng năm. Các đơn vị gửi báo cáo tình hình thực hiện quan trắc môi trường lao động về Sở Y tế địa phương. Nơi trụ sở chính và nơi có người lao động làm việc của đơn vị.

Với các thông tin chia sẻ trên rất hy vọng hỗ trợ cho quý khách hàng có thêm thông tin để có kế hoạch thực hiện hoạt động Quan trắc môi trường lao động thường niên. Mọi vấn đề thắc mắc xin liên hệ trực tiếp bộ phận tiếp nhận Môi trường Thái An để được hướng dẫn miễn phí.

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây