Rác thải nhựa gây ô nhiễm môi trường là mối đe dọa lớn hiện nay. Con người tạo ra khoảng 300 triệu tấn nhựa mỗi năm, trong đó phổ biến nhất là các loại đồ nhựa dùng qua 1 lần như. Ống hút, ly nước, chai nước, hộp đựng thức ăn, v.v….
Nhưng chỉ 5% lượng nhựa sau khi sử dụng được tái chế rác hiệu quả. Điều này có nghĩa là số lượng rác thải nhựa còn lại thải ra môi trường tự nhiên. Làm ảnh hưởng nghiêm trọng hơn vấn nạn rác thải nhựa gây ô nhiễm môi trường. Và khoảng 40% lượng rác thải đổ ra đại dương của thế giới.
Xem thêm: Nhựa tái chế là gì? Một số lưu ý khi sử dụng nhựa tái chế
Rác thải nhựa gây ô nhiễm môi trường tăng cao hơn vào năm 2050
Trên thực tế số lượng rác thải nhựa phân chia ra môi trường trong đó khoảng 8 triệu tấn nhựa thải xuống biển mỗi năm.Tương đương với việc đổ 1 xe rác thải vào đại dương mỗi phút. Và theo tờ nhật báo Anh – The Guardian đưa tin thì theo bà Ellen MacArthur nói . “Lượng rác thải nhựa có thể nhiều hơn số lượng cá trên đại dương vào năm 2050”.
Là một thủy thủ phá nhiều kỷ lục, Dame Ellen MacArthur thông qua nhiều hành trình trên biển, bà nhìn thấy hiện trạng nhiều đại dương nhất so với những người khác, và những thông điệp mà bà đang cảnh báo hiện trạng rác thải nhựa đang dần phát triển nhiều hơn, trừ khi ngành xử lý rác thải bắt đầu hành động.
Theo các báo cáo mới của bà Ellen MacArthur được công bố tại diễn đàn kinh tế thế giới, nhựa mới sẽ tiêu thụ 20% tổng sản lượng dầu trong vòng 35 năm, tăng từ mức ước tính 5% hiện nay.
Rác thải nhựa tăng cao hơn vào năm 2050
Sản xuất nhựa đã tăng gấp hai lần kể từ năm 1964. Đạt mức 311 triệu tấn trong năm 2014, báo cáo cho biết. Dự kiến sẽ tăng gấp đôi một lần nữa trong 20 năm tới và gần gấp bốn lần vào năm 2050.
Rác thải nhựa gây ô nhiễm môi trường mất nhiều thời gian phân hủy. Nhưng khi phân hủy, chúng tiết ra chất độc hại trong nước. Khiến cá nhiễm bệnh và ảnh hưởng đến thức ăn con người tiêu thụ hằng ngày.
Vì thế để hạn chế tầm ảnh hưởng của rác thải nhựa gây ô nhiễm môi trường bằng việc thay thế các loại vật liệu sử dụng bằng nhựa sản phẩm khác có thể tái sử dụng, không qua sử dụng 1 lần.
Và nhờ đến ngành công nghiệp xử lý rác thải môi trường, nhằm tiêu hủy hoặc tái chế thành các sản phẩm hữu ích khác để đưa vào tái sử dụng.
Những giải pháp khả thi xử lý rác thải nhựa gây ô nhiễm môi trường
Với các lý do nêu trên, hướng đi đúng trong việc giảm thiểu rác thải nhựa gây ô nhiễm môi trường là xây dựng các giải pháp để người dân có thể từ chối. Giảm thiểu sử dụng, tái sử dụng, tái chế và sử dụng các sản phẩm thân thiện với môi trường.
Có rất nhiều sản phẩm nhựa dùng một lần có thể được thay thế bằng sản phẩm nhựa dùng nhiều lần. Thí dụ, thay vì sử dụng túi nilon dùng một lần để mua hàng hóa. Chúng ta có thể sử dụng hộp nhựa, hộp kim loại hoặc túi nilon dùng nhiều lần.
Chính quyền cần xây dựng và tổ chức thực hiện các giải pháp để giảm thiểu tác hại rác thải nhựa gây ô nhiễm môi trường khả thi. Hiệu quả với sự tham gia tích cực của người dân và các tổ chức xã hội. Có thể nêu tóm tắt một số giải pháp để giảm thiểu tác hại của rác thải nhựa gây ô nhiễm môi trường theo các hướng nêu trên như dưới đây:
Xem thêm: Tái chế rác thải nhựa 3 lợi ích từ việc tái chế nhựa cho tương lai
8 biện pháp hạn chế rác thải nhựa
1) Không thay thế túi nilon và đồ nhựa dùng 1 lần bằng sản phẩm hữu cơ dễ phân hủy. Nếu như sản phẩm đó không được chế tạo từ rác (thí dụ như bã mía, lõi ngô, rơm, rạ, trấu v.v.) hoặc các loại cây cần được giảm (như cây bèo tây, cây mai dương v.v.);
2) Khuyến khích sử dụng các sản phẩm nhựa có thể tái chế. Tái sử dụng để làm các sản phẩm đóng gói;
3) Nghiêm cấm phát không túi nilon và sử dụng loại túi nilon dùng 1 lần tại tất cả các địa điểm mua bán, kể cả ở chợ dân sinh; đồng thời yêu cầu tất cả các địa điểm mua bán chỉ sử dụng túi nilon sử dụng nhiều lần và bán nó với giá thích hợp;
Bắt đầu sống xanh với 9 cách làm giảm rác thải nhựa
4) Tuyên truyền, xây dựng và vận hành hệ thống phân loại rác thải tại nguồn. Thu gom, tái sử dụng, tái chế, xử lý rác thải, đặc biệt chú trọng rác thải nhựa dùng một lần;
5) Đầu tư nghiên cứu, chuyển giao công nghệ để có được công nghệ xử lý rác thải nhựa hiệu quả và thân thiện với môi trường nhất. Có lộ trình thích hợp để giảm và tiến tới hoàn toàn loại trừ việc chôn lấp rác thải nhựa;
6) Tăng cường tuyên truyền để người dân hiểu về tác hại của rác thải nhựa gây ô nhiễm môi trường và giảm sử dụng sản phẩm nhựa. Thay thế sản phẩm nhựa dùng một lần bằng sản phẩm nhựa dùng nhiều lần hoặc những khi có thể;
7) Tăng thuế và cấp phép chặt chẽ với hệ thống kiểm soát hiệu quả sản phẩm nhựa. Đặc biệt sản phẩm nhựa từ làng nghề;
8) Xây dựng một hệ thống chính sách, pháp luật và hướng dẫn kỹ thuật đồng bộ. Dựa trên các kết quả nghiên cứu khoa học mới nhất về sản xuất. Buôn bán, sử dụng sản phẩm nhựa, tái chế, tái sử dụng và xử lý rác thải nhựa gây ô nhiễm môi trường theo hướng nêu trên.